Vị trí xây dựng khu tưởng niệm nằm ở một khu vực đồi cao nhìn thẳng ra biển trên tuyến đường du lịch nối giữa sân bay Cam Ranh và thành phố Nha Trang. Đây được xem là một trong những vị trí đẹp nhất trên tuyến đường này. Những người thiết kế kỳ vọng đây không chỉ là nơi du lịch mà còn là nơi để tưởng nhớ, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Phút mặc niệm xúc động để tưởng nhớ đến 64 chiến sĩ ngã xuống ở Gạc Ma. |
10 giờ: Sau khi buổi lễ kết thúc, một buổi họp báo đã diễn ra với sự chủ trì của Phó chủ tịch thường trực Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải. Tại buổi họp báo, Phó chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải đã bày tỏ sự cám ơn và kêu gọi sự tiếp tục đóng góp của đồng bào cả nước để một năm sau có thể hoàn thành những hạng mục cơ bản của công trình.
Những người thực hiện công trình này một lần nữa khẳng định Khu tưởng niệm sẽ là một biểu tượng khát vọng hòa bình, thống nhất lòng người, nơi quy tụ những tấm lòng yêu nước của người dân Việt.
9 giờ 30: Nghi thức quan trọng nhất của buổi lễ đã diễn ra. Toàn bộ quan khách đã chứng kiến cảnh viên đá đầu tiên của tượng đài Gạc Ma được đặt xuống. Một năm sau, ở khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh sẽ sừng sững một tượng đài ghi công sự hy sinh của 64 liệt sĩ đã ngã xuống ở biển Đông, dùng máu thịt của mình để bảo vệ máu thịt tổ quốc. Sự hy sinh của các anh không bao giờ bị quên lãng cũng như nỗi lòng đau đáu về những quần đảo đang còn nằm xa tay mẹ Việt Nam của mỗi người dân Việt.
Bà Nguyễn Thị Hằng, mẹ liệt sĩ Hoàng Ánh Đông không kiềm được cảm xúc khi đặt tay lên hòn đá đầu tiên của khu tưởng niệm sự hy sinh của con trai mình. |
Đại tá Nguyễn Viết Thuần (phải) - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Hải Quân, hứa sẽ đưa bà Nguyễn Thị Hằng ra Trường Sa để một lần được nhìn vùng biển nơi thân xác con trai bà đã hòa vào cùng tổ quốc. |
9 giờ 10: Tổng số tiền của các đơn vị ủng hộ cho việc xây dựng khu tưởng niệm Gạc Ma được trao tại buổi lễ là 17,42 tỉ đồng. Khu tưởng niệm đầy ý nghĩa này sẽ không thể nào hoàn thành được nếu thiếu sự đóng góp của các cá nhân và tập thể này.
9 giờ: Các tác giả là những kiến trúc sư, điêu khắc gia của khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma đã chia sẻ về ý tưởng thiết kế khu tưởng niệm này. Cảm hứng từ niềm thương tiếc và nỗi mong mỏi hòa bình đã giúp những tác giả này hoàn thành ý tưởng thiết kế của mình.
Các tác giả là những kiến trúc sư, điêu khắc gia của khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma đã chia sẻ về ý tưởng thiết kế khu tưởng niệm. |
Quan khách tỏ ra rất xúc động với những ý tưởng thiết kế khu tưởng niệm như mong muốn của các tác giả rằng đây không chỉ là một điểm du lịch mà còn là nơi để tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì nước, bồi đắp lòng yêu nước.
8 giờ 25: Giao lưu với các cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ đã chiến đấu tại Gạc Ma. Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo kể lại diễn biến trận đánh ở Gạc Ma năm ấy.
"Sáng hôm ấy, chúng tôi đến khu vực đảo Gạc Ma. Tôi được lệnh cùng một tổ chiến đấu xuống rời tàu để cắm cờ chủ quyền trên đảo đá Gạc Ma. Khi lên đảo, dù quân Trung Quốc khiêu khích nhưng chúng tôi vẫn không nổ súng thì bất ngờ quân Trung Quốc lại nổ súng vào chúng tôi" - ông Thảo nhớ lại "Tôi không quên hình ảnh những thi thể đồng đội đầy máu và chìm xuống biển Đông. Hôm nay đặt viên đá xây dựng tượng đài này tôi vô cùng cảm kích vì cuộc chiến đấu và hy sinh của chúng tôi luôn được nhân dân và nhà nước ghi nhớ".
|
Bà Nguyễn Thị Hằng, mẹ của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông, đến từ Quảng Trị kể lại trong nghẹn ngào: "Khi con tôi ra đi là hình hài nhưng khi trở về chỉ là một mảnh giấy báo tử và tấm huy chương. Không biết giờ này thân xác của con tôi đang nằm đâu dưới đáy biển Đông, nhưng mai đây, khi tượng đài này hoàn thành tôi mong rằng linh hồn con mình và đồng đội sẽ có nơi để trở về, mọi người có nơi để tưởng nhớ".
Bà Nguyễn Thị Hằng, mẹ của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông. |
Đinh Thị Mỹ Lệ, con gái của liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh, kể lại những kỷ niệm về cha mình. Khi liệt sĩ Doanh ra đi, Lệ chỉ mới 13 tháng tuổi. Từ đó, mẹ của Lệ là bà Nguyễn Thị Hà đã ở vậy để nuôi nấng Lệ, hiện nay Lệ đã tốt nghiệp đại học và công tác tại Báo Lao Động.
Đinh Thị Mỹ Lệ, con gái của liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh, kể lại những kỷ niệm về cha mình. |
7 giờ 45: Toàn thể quan khách đã dành một phút mặc niệm đầy xúc động để tưởng nhớ sự hy sinh của 64 chiến sĩ tại bãi đá Gạc Ma cách đây tròn 27 năm. Các anh đã hòa mình vào lòng biển nhưng luôn bất tử trong lòng những người Việt Nam yêu nước.
Một năm nữa, nơi đây sẽ có một khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma với diện tích trên 2 hécta. |
Phối cảnh khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma. |
"Những ký ức về cha mình không nhiều nhưng tôi luôn tự hào rằng mình có một người cha đã ngã xuống vì bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh của người cha trong tôi là những lời kể của mẹ và những người thân. Tôi luôn nhắc mình phải sống xứng đáng với những gì cha mình đã hy sinh" - Mỹ Lệ chia sẻ.
8 giờ 15: Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, có bài phát biểu mởi đầu cho buổi lễ. Chủ tịch Đặng NgọcTùng - khẳng định: "Trận chiến lịch sử vào rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Các chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng các công trình nhằm phục vụ cho đời sống của quân, dân Việt Nam thì bị tàu chiến được trang bị vũ khí của Trung Quốc tấn công. Cuộc chiến không cân sức diễn ra khi các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã đứng thành vòng tròn để lấy thân mình bảo vệ Cờ Tổ Quốc, bảo vệ chủ quyền của đất nước, quyết tâm giữ cờ tổ quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Gạc Ma."
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng đọc diễn văn phát biểu khai mạc buổi lễ. |
Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng cũng kêu gọi mọi người nhắn tin theo cú pháp "GM" gửi 1907 để tham gia chương trình "Một viên gạch cho Gạc Ma" để góp tay cùng xây dựng khu tưởng niệm.
Quan khách tham gia buổi lễ hưởng ứng lời kêu gọi nhắn tin đóng góp của Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng. |
(đăng trên laodong.com.vn, ngày