Theo đó, 3 đồ án được triển lãm xin ý kiến gồm:
Đồ án Mã số QH 1068 của nhóm tác giả trẻ đến từ Trung tâm nghiên cứu kiến trúc – Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM với chủ đề “Hành trình khát vọng”
Đồ án Mã số QN 001 của tác giả Lâm Quang Nới với chủ đề “Giọt nước mắt thiên thu”
Đồ án Mã số LV 005 của tác giả Lý Thị Liễu thuộc Cty TNHH Nhiếp ảnh Oanh Vũ với chủ đề “Những người nằm lại phía chân trời”.
Đồ án Mã số QH 1068 của nhóm tác giả trẻ đến từ Trung tâm nghiên cứu kiến trúc – Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM với chủ đề “Hành trình khát vọng”
1. Khu tượng đài tưởng niệm:
Sử dụng những mảng đặc, rỗng của vật liệu đá, gạch thủy tinh và nước nhằm thể hiện nên ý đồ thiết kế…
3 mảng đặc – hình ảnh của 3 bãi đá (Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao) đã hiện lên một cách sống động trên nền gạch thủy tinh và nước trong suốt. Đặc biệt, vào ban đêm, hiệu ứng thay đổi màu sắc ánh sáng theo chủ đề tạo nên nét bi tráng, hào hùng của tượng đài…
Hình ảnh 2 chiến sĩ hải quân Việt Nam luôn sát cánh bên nhau giương cao lá cờ Tổ quốc được lấy cảm hứng từ hình ảnh kiên quyết giữ cờ của hai chiến sĩ Trần Văn Phương và Nguyễn Văn Lanh.
Những người lính năm xưa nay trở về thăm và thắp cho đồng đội mình một nén hương. Ký ức về những tháng ngày vất vả, gian khó nhưng hào hùng và vinh quang năm nào dần hiện về, tất cả như vừa mới diễn ra.
Nhóm tác giả trẻ đến từ Trung tâm nghiên cứu kiến trúc – Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM với chủ đề “Hành trình khát vọng” |
2. Khu bảo tàng ngầm
Sử dụng yếu tố mặt nước kết hợp với lòng đất, tạo nên một không gian lắng đọng, cảm giác tĩnh lặng trước… hình tượng Vòng tròn bất tử…
Khi còn sống và chiến đấu, các anh là 64 bông hoa tươi thắm, tỏa ngát hương thơm cho đời.
Khi mất đi, các anh hóa thân vào những ngọn sóng. Mỗi ngọn sóng dọc lối đi sẽ chứa đựng nhiều câu chuyện về các chiến sĩ Gạc Ma, biểu tượng cho tinh thần yêu nước bất diệt của dân tộc Việt Nam.
3. Khu quảng trường hòa bình
Nơi gửi gắm thông điệp hòa bình của đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè thế giới. Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm bị xâm lược. Hơn ai hết, người dân Việt Nam hiểu rõ cái giá phải trả cho hai chữ “hòa bình”. Hành trình để tìm lấy hai chữ ‘hòa bình” phải đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ cha ông đi trước. Chặng đường phía trước của hành trình ấy còn gian nan lắm, còn phải đánh đổi nhiều lắm. Nhưng dù có thế nào đi nữa, ‘hòa bình’ vẫn luôn là một khát vọng cháy bỏng của toàn dân tộc Việt Nam. Mong rằng những mâu thuẫn trên trái đất này sẽ được giải quyết trong hòa bình, để mọi người sẽ đều là bạn tốt của nhau…
Đồ án Mã số QN 001 của tác giả Lâm Quang Nới với chủ đề “Giọt nước mắt thiên thu”
Thuyết minh chi tiết: Thân tượng là biểu tượng cao vút cách điệu đơn giản, in lên nền trời như một cột mốc chủ quyền có màu đen được tượng trưng cho trang sử đen tối, khi bị kẻ thù rắp tâm chiếm đoạt đảo và giết người một cách tàn bạo.
Trên thân đài, mỗi chi tiết là một thông điệp về sự tưởng niệm rất thiêng liêng như: Vòng hoa tang là thể hiện tấm lòng của các đoàn thể, bạn bè, đồng chí, đồng đội và người thân dành cho người đã khuất. Lá quốc kỳ và hai bàn tay nâng lên được thay hàng chữ quen thuộc “Tổ quốc ghi công”.
Tác giả Lâm Quang Nới với chủ đề “Giọt nước mắt thiên thu” |
Đặc biệt, chi tiết giọt nước mắt theo hình thức tả thực, màu lục là sự thể hiện sự khóc thương của mọi tầng lớp nhân dân từ già tới trẻ tiếc thương các anh. Sự khóc thương của muôn đời các thế hệ nuối tiếc của người Việt Nam dành cho sự hy sinh mất mát của các anh.
Các hạng mục khác như:
Tấm văn bia ghi lại tóm tắt lịch sử sự kiện đảo Gạc Ma.
Đài được nhìn từ nhiều phía kể cả khi thuận hoặc ngược sáng thì giọt nước mắt vẫn rất rõ ràng do có màu lục như thật được bố trí ở trung tâm tượng đài.
Đồ án Mã số LV 005 của tác giả Lý Thị Liễu thuộc Cty TNHH Nhiếp ảnh Oanh Vũ với chủ đề “Những người nằm lại phía chân trời”.
Chủ đề tư tưởng “Những người nằm lại phía chân trời” là ý tưởng mà tác giả chọn để thể hiện đài tưởng niệm. Chân trời là nơi tiếp giáp giữa trời và đất, giữa trời và biển. Ở đó, có những hòn đảo thuộc vùng lãnh hải của tổ quốc Việt Nam, là nơi đầu sóng ngọn gió và là vọng tiền tiêu do các chiến sĩ hải quân của ta ngày đêm canh giữ.
Đài là hình tượng mặt trời mọc, trên đó có sóng nước và những áng mây được cách điệu như những cánh chim lạc – một biểu tượng văn hóa có từ thời Hùng Vương dựng nước mà người dân Việt Nam luôn luôn tranh đấu để giữ gìn.
Các nhân vật hy sinh nằm la liệt được bố cục một cách tự nhiên để nhấn mạnh và làm nổi bật chiến sĩ ôm cờ - một hình tượng bảo vệ chủ quyền và cũng có thật khi diễn ra trận đánh năm ấy.
Những lớp sóng cuồn cuộn trào dâng, đẩy đưa thi thể các anh trôi dạt trên đảo toát lên vẻ ác liệt. Mặc dù, tác giả cố ý không thể hiện kẻ thù trong tác phẩm.
Giữa sân, phía trước tượng đài được bố trí được bố trí biểu tượng ngọn lửa thiêng đốt lên vào những ngày lễ hoặc những giỗ các anh. Biểu tượng được làm theo hình ngôi sao cũng là để nói lên ý nghĩa “Tổ quốc mãi mãi ghi công các anh”.
Tác giả Lý Thị Liễu thuộc Cty TNHH Nhiếp ảnh Oanh Vũ với chủ đề “Những người nằm lại phía chân trời”. |
Đây là công trình có bố cục khác hẳn với những tượng đài tưởng niệm trên cả nước. Mỗi một chi tiết, mỗi hạng mục đều mang một ý nghĩa văn hóa, chính trị và tư tưởng rất sâu sắc nhưng cũng rất dễ hiểu cho người xem.
Tượng đài có thể xem được mọi phía kể cả lúc sáng hoặc chiều thuận sáng hoặc ngược sáng do có nghiên cứu kỹ về địa bàn, không gian của khu vực xây dựng công trình.
Tượng đài được dự kiến xây dựng bằng chất liệu bền vững, như kim loại và đá để phù hợp với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt của vùng duyên hải miền Trung.
(đăng trên laodong.com.vn, ngày